Đối với những người làm công ăn lương bình thường, muốn mua ô tô phải tích góp nhiều năm, nhưng sau đó còn phải tính toán đủ đường trước sau mới “kham” nổi chi phí nuôi chiếc xe. Tuy nhiên, nhiều người không đợi tiền tích góp mà áp dụng hình thức mua ô tô trả góp. Vậy “Mua ô tô trả góp tại Đà Nẵng lương bao nhiêu 1 tháng thì đủ?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Nhìn xe hơi chạy ngoài đường, vừa sang vừa an toàn, ai lại không thích sắm cho mình một chiếc xe như vậy. Một số người dành dụm được khoản nhỏ rồi chấp nhận mua xe trả góp. Tuy nhiên, họ chỉ mới tính đến chuyện mua chứ chưa suy xét về vấn đề sử dụng.
Mua ô tô trả góp tại Đà Nẵng, lương bao nhiêu là vừa!
Những chủ doanh nhân hay chủ sở hữu doanh nghiệp thì thu nhập của họ dư sức để nuôi vài chiếc ô tô. Còn nhân viên, quản lý bình thường, với mức lương 7-15 triệu đồng thì nếu mua được xe, liệu số tiền đó có đủ để trả các loại phí phát sinh mà không ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày, chưa kể đến việc phải tiết kiệm cho tương lai.
Đầu tiên, những ai đang có ý định mua ô tô nên tính toán đến phí lăn bánh (chỉ đóng một lần hoặc theo kỳ hạn) bao gồm: Phí trước bạ, phí đăng kiểm, cấp biển số, bảo trì đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm nhân sự, bảo hiểm vật chất, phí thử nghiệm khí thải... Những khoản phí này phụ thuộc vào loại xe (dung tích, loại động cơ…), nơi mua xe hoặc nhu cầu bản thân (bảo hiểm). Như vậy, khi cộng tất cả lại thì số tiền thực mà người mua xe phải trả có thể cao hơn từ 10 đến 20% mức giá niêm yết (trường hợp mua xe mới).
Ngoài ra, vẫn có một chi phí đặc biệt mà mọi người thường hay quên, đó chính là khấu hao xe. Xe hơi được xem là tiêu sản, bởi vừa không có khả năng tự sinh lời, mà ngược lại còn cũ đi và mất giá theo thời gian mà bạn đã sử dụng.
Tiếp đến là những loại phí lưu động, bạn phải chi trả hàng tháng, và chính đây mới là điều bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là đối với một người làm công ăn lương bình thường khi mua ô tô. Sau đây là một số khoản mục thường gặp:
- Giữ xe: Nếu có nhà riêng đủ rộng chứa xe thì tốt, nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy, nhất là ở thành phố đông đúc chật chội, chưa kể dù có nhà thì hẻm ra vào nhỏ lại không thể đưa xe vào. Khi gửi xe ở hầm chung cư hoặc bãi gửi ngoài, có thể mất từ 1,5 đến 2 triệu/tháng. Thêm mỗi lần đi làm, ăn uống hay trung tâm, trung bình khoảng 30.000 đồng/lượt, nếu nhân 5 ngày/tuần, 4 tuần/tháng thì lại phải tốn thêm ít nhất 600.000 đồng.
- Nhiên liệu: Tùy vào từng loại xe, mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ khác nhau. Loại chi phí này còn phụ thuộc vào thói quen lái xe và điều kiện giao thông, nếu chạy ở đường đô thị vào giờ cao điểm thì con số sẽ cao hơn nhiều.
- Chăm sóc, bảo dưỡng: Hoạt động này không tính theo tháng, mà thường dựa trên số km đã đi, khó có thể đưa ra mốc thời gian chính xác, nhưng bất cứ ai dùng xe đều không thể bỏ qua. Không kể đến hư hỏng trong quá trình sử dụng, một số hạng mục cần phải bảo dưỡng định kỳ như: thay dầu, phanh, nước làm mát, lốp… cũng đủ tiêu tốn của chủ xe 5-6 triệu/năm.
- Cầu đường: Có xe hơi chẳng lẽ cuối tuần ở nhà mà không chở bạn bè, gia đình đi chơi xa, đi thì mất thêm phí đường bộ. Hoặc nếu nhà ở các quận ngoại thành, đi vào trung tâm làm việc thường gặp trạm thu phí, tạm tính trung bình mỗi tháng 300.000 đồng.
Chỉ với 4 hạng mục kể trên, chủ xe đã tiêu tốn trên 4 triệu đồng/tháng cho chiếc ô tô của mình. Hiển nhiên, những con số được liệt kê ở trên chỉ mang tính tương đối. Như vậy, thu nhập mà người sở hữu ô tô phải đạt bao nhiêu thì mới đủ để nuôi xe?
Tùy vào quan điểm của mỗi người, nhưng một khi đã mua xe là phải có phong cách sống phù hợp, đừng để bản thân trở thành nô lệ rơi vào guồng quay nợ nần hay kẹt xỉ quá mức. Đừng làm mất giá trị chiếc xe, mua về làm “của nợ" thà chạy xe máy thoải mái vẫn hơn. Do đó, sau khi trừ đi khoản tiền nuôi xe, số còn lại phải đủ để chi tiêu thường nhật (thuê nhà, ăn uống, con cái, giải trí…), rồi tiết kiệm cho những lúc ốm đau bất ngờ, kể ra phải 20 triệu đồng/tháng mới có cơ may đủ sống. Trong trường hợp đã có nhà rộng, hoặc nhà trung tâm ít phải đi quãng đường xa, phí gửi xe, xăng dầu giảm xuống, nhưng bù lại phí ăn uống, vui chơi tăng lên gấp bội, chẳng khác biệt là bao.
Những thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẽ ở trên, hy vọng bạn sẽ cân nhắc thật kỹ trước khi mua xe bằng hình thức mua ô tô trả góp.
Theo MTG